"Mẹ Thiên nhiên" đã kiến tạo ra vô vàn hòn đảo huyền bí, kỳ lạ trên thế giới và Đảo Sable là một trong số đó. Đảo Sable thuộc Canada nằm giữa Úc và Nouvelle-Calédonie thuộc Pháp tại biển san hô thuộc Đại Tây Dương. Hòn đảo này xuất hiện trên một số bản đồ thế giới, kể cả Google Maps song lại không tồn tại trong các bản đồ khác như: Times Atlas of the World, 10th Edition năm 1999.
Đảo Sable có diện tích khoảng 34km², kéo dài 35km, hình dáng như một chiếc lưỡi liềm, nằm giữa Đại Tây Dương. Đảo nằm trũng thấp giữa biển khơi bao la, điểm rộng nhất đo được trên đảo cũng chỉ vỏn vẹn 1,6km. Thời tiết ở đây rất đặc biệt, mỗi năm có tới trên 127 ngày bị che phủ bởi sương mù dày đặc.
Điều đặc biệt hơn, trong vòng 2 thế kỷ trở lại đây, Đảo Sable liên tục di chuyển với tốc độ mỗi năm chuyển dịch khoảng 100m và trở thành "chiếc bẫy" đối với các tàu thuyền qua lại trên Đại Tây Dương. Ngoài ra, dòng hải lưu lạnh Labrador chảy từ Bắc Băng Dương kết hợp với dòng biển nóng Gulf Steam đã tạo nên các khối sương mù dày đặc, thậm chí cả những cơn cuồng phong nguy hiểm khiến nhiều tàu bè bị mất phương hướng, va vào chướng ngại vật và chìm xuống đáy đại dương. Rất khó có thể quan sát thấy những xác tàu chìm xung quanh hòn đảo này, bởi chúng đều đã bị nghiền nát và chôn vùi sâu dưới cát.
Tại Đảo Sable đã xảy ra hơn 350 vụ đắm tàu. Vụ đắm tàu đầu tiên xảy ra vào năm 1583. Đây là một trong những chiếc tàu được sử dụng trong cuộc thám hiểm vùng đất Canada của chính trị gia Vương quốc Anh- Humphrey Gilbert. Khi cố vượt qua vùng đảo nguy hiểm này, chiếc tàu HMS Delight của Gilbert đã chìm sau khi bị mắc cạn trên một bãi cát của Đảo Sable. Delight cứ thế bị nhấn chìm xuống độ sâu 10m và kéo theo 85 sinh mạng trong đó xuống đáy biển.
15 năm sau đó, chiếc thuyền Marquis de La Roche trở thành nạn nhân tiếp theo của hòn đảo này. Chỉ có duy nhất có 12 thuyền viên sống sót và lưu lạc trên đảo, cho đến năm 1603 họ mới được giải cứu.
Theo ghi nhận lịch sử, vụ đắm tàu cuối cùng xảy ra vào năm 1947, khi Manhasset cùng phi hành đoàn của mình vận hành chiếc tàu hơi nước qua vùng biển Đại Tây Dương. May mắn thay, nhờ có nhân viên cứu hộ tại trạm khí tượng, toàn bộ phi hành đoàn đều được cứu sống và an toàn quay trở về.
Đầu những năm 1940, Canada đã cho xây dựng một trạm khí tượng thủy văn trên đảo nhằm cung cấp thông tin về thời tiết cho các tàu thuyền và chính các nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều điều bí ẩn của Sable. Từ tháng 6/2013, Canada đã công nhận Sable là công viên Quốc gia và bảo tồn quần thể sinh vật ở đây để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.
Theo tờ MailOnline Travel của Anh, một trong những nhà khoa học có nhiều công sức nghiên cứu về Đảo Sable là một phụ nữ tên là Zoe Lucas, 69 tuổi, người đã có gần 50 năm sống trên đảo này. Lucas là nhà tự nhiên học, đặt chân lên Đảo Sable lần đầu tiên vào năm 1971, lúc đó bà mới 21 tuổi. Các "cư dân" khác của Sable còn có khoảng 400 con ngựa, 300.000 con hải cẩu xám và 350 loài chim. Do quá say mê công việc nghiên cứu tự nhiên nên dù sống trên đảo bà Zoe Lucas không bao giờ cảm thấy cô đơn. Theo số liệu thu thập của Lucas, những con vật trên đảo có mặt tại Sable vào đầu thế kỷ XVIII. Còn lý do hòn đảo được mệnh danh là "nghĩa địa của Đại Tây Dương" là do khí hậu khắc nghiệt, mây mù quanh năm nên tàu bè qua lại dễ bị sự cố, vụ tai nạn gần nhất xảy ra vào năm 1981.
Qua các nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nhiều điều kỳ lạ của hòn đảo này. Ví dụ, Sable là một phần của Halifax, cách bờ chính xác là 290km, vì vậy năm 2017 nó đã trở thành khu vực bỏ phiếu số 27 thuộc thành phố Halifax, thủ phú tỉnh Nova Scotia. Thực tế, Sable có quy mô lớn hơn so với những gì được nhắc đến. Nó có hình lưỡi liềm mảnh dài tới 42km với hơn 500 con ngựa hoang sinh sống, tồn tại qua nhiều thế kỷ với những mùa đông khắc nghiệt. Nguồn gốc chính xác của quần thể ngựa Sable hiện khoa học vẫn chưa hiểu hết. Có giả thiết cho rằng tổ tiên của những con ngựa này là những con ngựa từng sống sót sau vụ đắm tàu; trong khi những người khác cho rằng Norsemen, hoặc John Cabot, hoặc những nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã mang chúng lên đảo. Thậm chí có cả giả thiết lũ ngựa do một thương gia ở Boston (Mỹ) đã thuê người đưa lên đảo này để nuôi.
Ngoài ra, trên Đảo Sable có một cây duy nhất, cây thông được trồng cách đây hàng chục năm, cao gần 1m, nhìn xa như một bụi rậm hơn là cây đơn lẻ. Đặc biệt, Sable lại có rất nhiều chim săn mồi, với hơn 350 loài. Trong số này có 16 loài sinh sản tại chỗ, như chim nhạn, mòng biển, vịt... cho đến các loài chim quý hiếm như chim sẻ Ipswich và các loài chim nhiệt đới. Nơi đây còn là thủ phủ của hải cẩu xám. Khám phá đặc biệt khác được khoa học ghi nhận là Đảo Sable đang trôi dần từ Tây sang Đông. Có thể do biến khí hậu nên đảo vừa di chuyển, lại vừa co lại và cuối cùng có thể biến mất.
Ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, Đảo Sable luôn có sức hút đặc biệt với những "tín đồ" ưa thích khám phá. Được khám phá vẻ độc đáo và kỳ lạ của Đảo Sable sẽ là một cảm giác khó phai cho lữ khách trong hành trình du lịch Canada.
Các tin khác
- Rừng cây dương lá rung "uốn éo" ở thị trấn Hafford, Canada - 16/08/2024 15:50
- Vẻ đẹp của Niagara Parkway trong sắc thu thơ mộng tại Canada - 16/08/2024 15:35
- Sững sờ trước vẻ đẹp của Kênh Rideau gần 200 tuổi tại thủ đô Ottawa, Canada - 15/08/2024 15:24
- Thủy cung Vancouver - "Thế giới đại dương" sống động tại Canada - 12/08/2024 19:44
- Queen Elizabeth Park - Chốn yên bình, trong lành giữa lòng Vancouver, Canada - 12/08/2024 16:31